Thứ Hai, 29 tháng 10, 2007

Sửa chữa Bad Sector của ổ cứng với các công cụ chuyên dùng

Như chúng ta đã biết, ổ cứng bị lỗi Bad Sector nói chung thì khi bảo hành các nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành format cấp thấp để đánh dấu và loại bỏ các Bad Sector đó. Việc làm này không nên thực hiện nhiều lần vì như thế sẽ làm giảm tuổi thọ của ổ cứng. Hơn thế nữa quá trình này sẽ làm mất dữ liệu có trên ổ cứng và thường xóa nhầm các Sector do hư hỏng phần mềm gây ra. Đó là những lỗi có thể khắc phục và sửa chữa được bằng các phần mềm chuyên dùng. Bài viết này xin giới thiệu với các bạn hai chương trình có khả năng như thế. Đó là Flobo HDD Bad Sector Repair và HDD Regenerator 1.51 được tích hợp sẵn trong đĩa Hiren's BootCD thực hiện sửa chữa ngòai DOS. Tất cả đều được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Cách sửa chữa Bad sector ngoài Dos với ứng dụng HDD Regenerator 1.51 Việc thực hiện ngoài Dos cho phép quá trình kiểm tra, nhận biết và sửa chữa Bad sector sẽ được thực hiện kỹ hơn và chính xác hơn so với các ứng dụng cùng tính năng trong Windows, Nhưng bên cạnh đó, người dùng phải có hiểu biết để tạo ra các đĩa có khả năng Boot kèm theo những ứng dụng chuyên dùng. Tuy nhiên với HDD Regenerator 1.51 thì mọi việc vô cùng đơn giản vì đã được tích hợp sẵn vào thành phần Hiren's Boot CD 7. Việc sử dụng cũng đơn giản. Dùng đĩa Hiren's Boot CD 7 để khởi động những ứng dụng được tích hợp bên trong bằng cách khởi động máy tính lại và boot từ DOS. Sau đó chọn dòng thứ sáu mang tên Hard Disk Tools. Tại đây bạn sẽ thấy được 7 công cụ để phục vụ nhu cầu sửa chữa đĩa cứng nhưng bạn chỉ sử dụng chương trình HDD Regenerator 1.51 để lấy lại những Sector bị hỏng do những sự cố phần mềm gây ra. Ngay sau khi được kích hoạt Hiren's Boot CD 7 sẽ tiến hành chép nội dung chương trình vào một vùng Ram giả lập để khởi động nó. Màn hình chính cùng với những lời quảng cáo về tính năng của chương trình. Nhấn một phím bất kỳ để chấp nhận việc lựa chọn ổ cứng cần sửa chữa. Kế đến sẽ yêu cầu bạn chọn chế độ kiểm tra và sửa chữa toàn phần hay một vùng nào đó. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian rất nhiều nếu bạn chỉ muốn sửa chữa ở một vùng nhất định nào đó. Để thực hiện, bạn chỉ việc đánh số thứ tự Sector bắt đầu hay đơn giản hơn là nhập số MB cần kiểm tra cho đến hết (nhưng phải đánh thêm chữ M ở cuối con số để chương trình hiểu được). Sau cùng nhấn Enter để chương trình bắt đầu quá trình kiểm tra và sửa chữa. Sau khi hoàn tất sẽ có thông báo cho bạn biết số Sector bị hỏng và số sector đã được sửa chữa ngay ở góc trái bên dưới màn hình. Nếu hai dòng đều mang số 0 thì ổ cứng của bạn vẫn khỏe mạnh và có thể làm việc một cách ổn định. Bạn có thể tải miễn phí tập tin ảnh ảo ISO mang chương trình Hiren's BootCD tại website: http://www.thanksit.ws với dung lượng khoảng 40 MB. Cách sửa chữa Bad sector với ứng dụng Flobo HDD Bad Sector Repair Được cung cấp hoàn toàn miễn phí và độc lập nên Flobo HDD Bad Sector Repair sẽ bắt buộc người dùng sử dụng đến đĩa mềm (Floppy) để thao tác. Vì thế sẽ thật bất tiện nếu máy tính bạn không có gắn đầu đọc lọai đĩa này. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các người dùng máy tính xách tay vì hầu hết không sử dụng đầu đọc đĩa mềm. Sau khi tải chương trình từ website về, bạn hãy cài đặt nó. Khi quá trình tải hoàn tất, một bảng thông báo về tính năng và hướng dẫn về việc tạo một đĩa mềm mang chương trình có khả năng Boot từ Dos sẽ xuất hiện. Bạn cần chuẩn bị sẵn một đĩa mềm và nhấn nút Repair Disk để Flobo HDD Bad Sector Repair tiến hành công việc tạo. Khi hoàn tất sẽ có thông báo cho bạn biết. Bạn nên dùng WinImage để tiến hành tạo ảnh cho đĩa mềm dưới dạng các tập tin *.img và dùng Nero Burning Room để tạo ra các đĩa CD có khả năng boot và sử dụng Flobo HDD Bad Sector Repair để sửa chữa ổ cứng trong môi trường DOS Việc thao tác không khác gì khác với HDD Regenerator 1.51. Bạn có thể tải và sử dụng miễn phí chương trình tại website: http://www.floborecovery.dsoftscape.com hoặc http://www.downlinx.com/proghtml/648/64882.htm với dung lượng khoảng 461 KB. Chương trình này tương thích hoàn toàn với các hệ điều hành.

Dead Disk Doctor 1.26: Cứu dữ liệu trên đĩa hỏng

Các phương tiện lưu trữ dữ liệu như đĩa cứng, đĩa CD, DVD, flash USB... thường dễ bị tổn thương vì những tác động cơ, nhiệt, điện hay hóa học. Khi đó, các tệp tin đã trên đó có thể sẽ bị Windows hay cả DOS từ chối việc mở hoặc copy file ấy. Lúc này, bạn hãy nhờ đến Dead Disk Doctor (DDD) để cứu những file này.

Các phương tiện lưu trữ dữ liệu như đĩa cứng, đĩa CD, DVD, flash USB... thường dễ bị tổn thương vì những tác động cơ, nhiệt, điện hay hóa học. Nếu trên phần bề mặt đĩa cứng, CD/DVD, USB flash... của một file đã lưu có một khoảng nhỏ nào đó bị trầy xước hay hư hỏng thì có thể Windows hay cả DOS cũng đều từ chối việc mở hoặc copy file ấy. Lúc này, bạn hãy nhờ đến Dead Disk Doctor (DDD) để cứu những file này. Phiên bản DDD 1.26 plus tương thích với mọi hệ điều hành Windows (kể cả Vista), dung lượng 2,9 MB, tải về từ địa chỉ: http://www.box.net/shared/66sekvv7x8 và tại http://www.box.net/shared/lbc30tk9j8. Sau khi tải về, bạn tiến hành cài đặt chương trình như bình thường. Nguyên tắc hoạt động của DDD là đọc dữ liệu theo khối để tăng khả năng có thể đọc được cho đến khi tạo ra những file, đồng thời thay thế dữ liệu bị mất bởi những byte ngẫu nhiên. Do đó, những đoạn dữ liệu bị lỗi sau khi copy có thể không giống hoàn toàn dữ liệu ban đầu, nhưng những gì còn lại vẫn có thể đọc và sử dụng được chứ không phải chịu mất hoàn toàn. Sau khi kích hoạt chương trình, bạn thực hiện 1 trong 3 tùy chọn sau: - Sao chép các file trên đĩa hỏng sang một thư mục đặc biệt: Bạn chọn I want to copy files from damaged media to a specific folder, bấm Next. Sau đó chọn những tập tin, thư mục muốn copy trên đĩa hỏng. Bấm Next, chỉ định thư mục đích để chứa dữ liệu cần copy. Sau cùng, bấm Next để chương trình tiến hành copy dữ liệu. Khi hoàn tất, sẽ có bảng báo cáo cho biết số file đã được copy, số file bị lỗi và số file không copy được. - Sao chép toàn bộ nội dung đĩa CD/DVD hỏng: Chọn To make a copy of damaged CD or DVD disk, bấm Next. Ở bước tiếp theo, tại thẻ Source/Write Drives chọn đĩa cần copy, thẻ Temporary folder chọn thư mục tạm để chứa nội dung được copy. Sau đó bấm Next và đợi trong giây lát để chương trình thực hiện việc copy dữ liệu. Xem bảng báo cáo để biết những tập tin, thư mục copy thành công. - Sao chép những file, thư mục trên đĩa hỏng và ghi ra CD/DVD: Chọn To copy files and burn them on CD or DVD, bấm Next. Chọn trên đĩa hỏng những file, thư mục quan trọng cần sao chép (dùng phím Shift hay Ctrl để chọn nhiều file, thư mục cùng lúc), bấm Next. Tại trường Burn Settings, bạn chọn ổ ghi (Recorder), tốc độ ghi (Write Speed). Sau cùng, bấm Burn để chương trình thực hiện copy và ghi dữ liệu ra đĩa.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2007

Khám phá Firefox (FF)

Khám phá Firefox (FF)

Nếu bạn đang dùng IE và đang nản lòng với tốc độ chậm chạp của nó, cùng việc không thể chặn những pop-up dễ ghét như WhenU cứ bật lên mỗi khi bạn lướt web... vậy, hãy nghĩ đến FF như một trình duyệt miễn phí thay thế tốt nhất của IE.

Sau khi cài đặt xong, FF sẽ tự động import Options, Bookmarks, History, Passwords và những dữ liệu khác từ IE. FF cũng sẽ tự động dò tìm và cài plugins.

Các thẻ trong Tools\Options:

1. General: Để FF chạy được bạn vào nút Connection Settings để cài proxy (nếu mạng của bạn kết nối thông qua proxy, còn mạng kết nối trực tiếp thì FF sẽ tự biết để kết nối trực tiếp). Bạn cũng có thể thiết lập FF là default browser trong mục này, nếu trong phần cài đặt bạn đã bỏ qua.

2. Privacy: Đây là mục giúp bạn có thể xóa sạch dữ liệu cá nhân khi đóng FF, bao gồm: Browsing history, Saved form information, Saved passwords, Download history, Cookies, Cache, Authenticated Sessions, downTHEMall history.

Nếu bạn có muốn FF bảo vệ và nhớ PW của một hay nhiều tài khoản của bạn, thì bạn nên thiết lập Master Password.

Lưu ý: Trong thẻ Cookies của mục này, nếu bạn bỏ chọn "Allow sites to set Cookies" thì bạn sẽ không truy nhập được tài khoản Yahoo Mail, Gmail,… (cho dù trước đó bạn đã đăng nhập). Trong tất cả các thẻ bạn nên chọn lau sạch khi đóng FF. Riêng Cookies, nên chọn "Ask me every time" để FF hỏi bạn mỗi lần một trang nào đó muốn set Cookies.

3. Content: Trong mục này, sẽ là những tuỳ chọn cho phép những trang nào bạn muốn cho mở popup, download file, tải ảnh… Ngoài ra còn có tuỳ chọn Fonts và Colors.

4. Tab: Mục này cho phép tuỳ chọn của bạn về duyệt web theo tab, một tính năng mới mà IE không có (trừ IE 7).

5. Download: Mục này dùng để quản lý việc download của bạn về Download Folder, Download Manager và Download Action.

6. Advanced: Trong mục này, bạn cần lưu ý chọn chế độ tự động cập nhật khi có phiên bản mới của FF và những Extensions, Themes, Search Engines của nó.

Một số Extensions và Themes cần cài đặt:

Extensions: DownThemAll: Tăng tốc tải file. Fasterfox: Tăng tốc tải trang. Google Toolbar for FF: Thanh công cụ Google cho FF. Tải tại đây. Yahoo! Toolbar for FF: Thanh công cụ Yahoo cho FF. Tải tại đây.

Flashgot: kích hoạt việc download bằng cách sử dụng những trình quản lý download bên ngoài (mà bạn đã cài trên máy tính) như Internet Download Accelerator (DAM, phiên bản miễn phí, nên xài), Internet Download Manager (IDMan, cho thử 30 ngày, không nên xài), FlashGet (miễn phí).

Adblock: Ngoài tác dụng chặn quảng cáo, nó còn có tác dụng chặn websites không mong muốn 1 cách hữu hiệu.

Yahoo! Mail Notifier: Thông báo khi có mail (Yahoo!Mail) mới. Gmail Notifier: Thông báo khi có mail (Gmail) mới. Sau khi cài đặt, biểu tượng bì thư sẽ xuất hiện trên Status bar cho phép bạn đăng nhập vào tài khoản mail mà không cần trực tiếp vào tài khoản. (Ghi chú: YM Notifier không tốt và tiện dụng bằng Gmail Notifier.)

Noscript: chặn mã, nhất là các mã độc. Rất cần thiết, vì Firefox chỉ thật sự an toàn khi có Noscript.

IE Tab: Lướt web thông qua Internet Explorer, đối với những website không hỗ trợ FF.

SearchPluginHacks: Gỡ bỏ một search engine mà bạn không thích bằng cách click phải vào bộ tìm kiếm đó và chọn delete.

Mozilla Calendar: Lịch làm việc.

ReminderFox: Người nhắc việc. Rất cần thiết!

GmailSpace: Tận dụng dung lượng lớn của Gmail bằng việc tạo ổ đĩa ảo Gs để upload và download file qua lại giữa nó và những ổ đĩa, thư mục trên máy tính. Nếu file upload vào ổ Gs lớn hơn 10Mb, nó sẽ được tách ra nhiều phần để tải. Nếu bạn thường dùng Gspace, hãy đặt icon của nó lên Navigation Toolbar, bằng cách: Vào menu View\Toolbars\Customize và kéo thả icon Gspace lên Navigation Toolbar, kế sau ô tìm kiếm.

New Tab Homepage: tải homepage cho mỗi tab mới.

All-in-One Guestures: mô phỏng thao tác chuột.

VietTrans Extension: tích hợp từ điển trực tuyến vdict cho người Việt. Chú ý: mảnh ghép này làm vô hiệu hoá Fasterfox. Do vậy, hãy disable nó, khi nào cần dùng thì enable trở lại.

VideoDownloader: tải Video trực tiếp từ Youtube, Google,…

McAfee SiteAdvisor FF Extension: Đưa ra lời khuyên về sự an toàn của một website nào đó. Tải tại đây.

Restart FF: Khởi động lại FF. Rất cần khi bạn cài đặt mới hay update Extensions, Themes.

CookieCuller: Bảo vệ/gỡ bảo vệ Cookies.

Flashblock: Chặn ảnh Flash.

Google Notebook: Cắt và thu thập thông tin khi bạn duyệt web. Chỉ sử dụng được khi bạn có tài khoản Google. (Không nhất thiết phải dùng tài khoản Gmail, mà có thể dùng tài khoản mail khác để đăng ký sử dụng Notebook này). Tải tại đây.

Bugmenot: Cho bạn một user name và password để đăng nhập vào các trang đòi hỏi phải đăng ký (chỉ đối với các trang cho đăng ký miễn phí). Tải tại đây.

Wizz RSS News Reader: trình đọc tin RSS.

Themes: Tương tự như Skins trong các trình duyệt Opera hay Avant Browser.

Một số theme cần tải: Noia 2.0 (eXtreme), Phoenity, Silver Skin, Firefox Vista, Mostly Crystal

Công cụ hỗ trợ để tăng tốc độ khởi động của FF: Firefox Preloader

Nhược điểm hiện hành của FF là tốc độ khởi động chậm. Tuy nhiên, bạn đừng lo, đã có FF Preloader hỗ trợ. FF Preloader tăng đáng kể tốc độ khởi động cho FF, vì nó có tác dụng tải một số phần của FF vào trong bộ nhớ trước khi nó được sử dụng để cải tiến tốc độ khởi động. Ngoài ra, bạn cũng có thể cải thiện nhược điểm này bằng cách click vào biểu tượng FF trên Desktop, chọn Properties, vào ô Target và gõ thêm ở cuối ô: khoảng trắng và chuỗi ký tự "/prefetch:1". Để tải Firefox Preloader version 1.0 build 366, hãy bấm vào đây.

Bookmarks Toolbar: Để tiện cho việc truy cập bookmarks, FF tạo ra Bookmarks Toolbar cho phép bạn đưa vào những bookmarks thường dùng của bạn như: Tuổi trẻ Online, Thanh Niên, Yahoo!Mail, Gmail, Weblog của bạn (và cả những icons của chúng bằng cách kéo thả từ thanh địa chỉ). Để màn hình lớn hơn nữa, bạn có thể chọn icon nhỏ (nhưng không xấu hơn chút nào) trong menu View\Toolbar\Customize. Trong menu này, bạn cũng có thể add thêm những toolbar cá nhân của bạn.

Search Engines Answers.com:

Answers là một loại từ điển trực tuyến, một bộ sách bách khoa và hơn thế nữa…Nó tìm kiếm và cho kết quả rất tuyệt vời vì nó liên kết với rất nhiều từ điển trực tuyến khác (có cả Wikipedia).

Answers.com cũng đã tạo ra extension 1-Click Answers cho FF nhưng nó không cần thiết vì FF đã tích hợp sẵn bộ máy tìm kiếm Answers.com.

Chú ý :Ngoài những cổ máy (engine) tìm kiếm mặc định được tích hợp (như Google, Yahoo, Answers.com,…) bạn có thể add thêm Wikipedia, Yahoo!Answer, từ điển Webster, BBC News, MSN … bằng cách click "Add Engines" ở dưới cùng của ô Engines.

Live Bookmark: Với tính năng này, bạn có thể xem tiêu đề của những bản tin RSS (tự động cập nhật) từ live bookmarks. Live Bookmarks có sẵn của FF là Latest Headlines lấy từ trang news.bbc.co.uk nằm trên thanh Bookmark Toolbar. Nếu bạn không thích nó ở đó thì có thể chuyển vào Bookmark Folder trên menu Bookmark. Ngoài ra bạn có thể add thêm những Live Bookmarks khác từ những trang web hỗ trợ RSS

Một số mẹo khác:

Để thay đổi cấu hình của FF bạn có thể gõ "about:config" vào thanh địa chỉ. Để xem những plug-ins tích hợp vào FF, gõ "about:plugins". Để xem danh sách những người tham gia xây dựng FF, gõ "about:credits". Để xem tài nguyên của FF nằm trên máy tính, gõ "resource:" Để reset Master PW (trong trường hợp bạn quên), gõ "chrome://pippki/content/resetpassword.xul". Xem thêm về Master PW tại đây.

Nếu một số trang web không xem được tiếng Việt thì bạn thử vào menu View\Character Encoding và chuyển đổi qua lại giữa các mã Unicode (UTF-8), Western (ISO-8859-1), Western (Windows-1252).

Firefox đọc tiếng Việt vô cùng tuyệt vời. Nó có thể đọc được tiếng Việt ở mức hoàn hảo cho tất cả các websites, cả những trang mà IE không đọc được. Ví dụ, đọc mail từ Yahoo!US (trừ Yahoo!Mail Beta) với font chữ tiếng Việt (chọn font code Western (ISO-8859-1) trong Firefox), dòng Description dưới tiêu đề Blog hay các Links bằng tiếng Việt, dòng tiêu đề của posts, nội dung posts trên Blog mà chưa chọn lại font. Những mục này, IE chỉ đọc được một phần vô cùng hạn hẹp. Đây cũng là lý do tại sao tôi không viết tiếng Việt cho tiêu đề của posts.

Một số links liên quan đến Firefox:

1. Download Firefox.
2. Firefox Add-ons.
3. Firefox Help

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2007

Cài đặt và cấu hình ISA Server Firewall 2004 (Chương 1)

Trong thực tế hiện nay bảo mật thông tin đang đóng một vai trò thiết yếu chứ không còn là “thứ yếu” trong mọi hoạt động liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin. Tôi muốn nói đến vai trò to lớn của việc ứng dụng CNTT đã và đang diễn ra sôi động, không chỉ thuần túy là những công cụ (Hardware, software), mà thực sự đã được xem như là giải pháp cho nhiều vấn đề. Khởi động từ những năm đầu thập niên 90, với một số ít chuyên gia về CNTT, những hiểu biết còn hạn chế và đưa CNTT ứng dụng trong các hoạt động sản xuất, giao dịch, quản lý còn khá khiêm tốn và chỉ dừng lại ở mức công cụ, và đôi khi tôi còn nhận thấy những công cụ “đắt tiền” này còn gây một số cản trở, không đem lại những hiệu quả thiết thực cho những Tổ chức sử dụng nó. Và những ai “chộn rộn” nhất thì lại tự hỏi mình “mua cái thiết bị để làm gì nhĩ ?! nó không sản xuất ra được sản phẩm, và nó cũng chẳng giúp công việc giấy tờ giảm bớt là bao, liệu chúng ta đã tổn hao một số tiền vô ích?!..”” . Không đâu xa những nước láng giềng khu vực như ThailandSingapore, những nền kinh tế mạnh trong khu vực và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Nhận thức được sự ưu việt của ứng dụng CNTT, và từ rất sớm họ đã đem CNNT áp dụng vào mọi hoạt động, không chỉ sản xuất, giao dịch, quản lý mà CNTT được mang đến mọi nhà, mọi người.

Và họ cũng học thành thục những kĩ năng để giải quyết và điều khiển công việc rất sáng tạo từ các “vũ khí” tân thời này. Đâu đó trong trích đoạn “Con đường Phía trước” của Bill Gates có nói đến giá trị to lớn của thông tin trong thế kỉ 21, một kỉ nguyên thông tin đích thực. Thực thể quý giá “phi vật chất” này, đang dần trở thành một đối tượng được săn lùng, được kiểm soát gắt gao, và cũng là bệ phóng cho tất cả những quốc gia muốn phát triển một cách mạnh mẽ, nhanh chóng và “bền vững”. Cần có những hệ thống mạnh mẽ nhất để kiểm soát thông tin, sáng tạo thông tin và đem những thông tin này vào ứng dụng một cách có hiệu quả. Thế giới bước trong thế kĩ 21 dùng bàn đạp CNTT để tạo lực bẩy và cũng là để dẫn đường cho các hoạt động, cho mọi người xích lại gần nhau hơn, khiến cho những cách biệt Địa Lý không còn tồn tại, dễ dàng hiểu nhau hơn và trao đổi với nhau những gì có giá trị nhất, đặc biệt nhất.

Ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả và “bền vững”, là tiêu chí hàng đầu của nhiều quốc gia hiện nay, Việt Nam không là ngoại lệ. Xét trên bình diện một doanh nghiệp khi ứng dụng CNTT vào sản xuất, kinh doanh cũng luôn mong muốn có được điều này. Tính hiệu quả là điều bắt buộc, và sự “bền vững” cũng là tất yếu. Dưới góc nhìn của một chuyên gia về bảo mật hệ thống, khi triển khai một hệ thống thông tin và xây dựng được cơ chế bảo vệ chặt chẽ, an toàn, như vậy là góp phần duy trì tính “bền vững” cho hệ thống thông tin của doanh nghiệp đó. Và tất cả chúng ta đều hiểu rằng giá trị thông tin của doanh nghiệp là tài sản vô giá. Không chỉ thuần túy về vật chất, những giá trị khác không thể đo đếm được như uy tín của họ với khách hàng sẽ ra sao, nếu những thông tin giao dịch với khách hàng bị đánh cắp, rồi sau đó bị lợi dụng với những mục đích khác nhau..Hacker, attacker, virus, worm, phishing, những khái niệm này giờ đây không còn xa lạ, và thực sự là mối lo ngại hàng đầu của tất cả các hệ thống thông tin (PCs, Enterprise Networks, Internet, etc..). Và chính vì vậy, tất cả những hệ thống này cần trang bị những công cụ đủ mạnh, am hiểu cách xử lý để đối phó với những thế lực đen đáng sợ đó. Ai tạo ra bức tường lửa đủ mạnh này để có thể “thiêu cháy” mọi ý đồ xâm nhập?! Xin thưa rằng trước hết đó là ý thức sử dụng máy tính an toàn của tất cả mọi nhân viên trong một Tổ chức, sự am hiểu tinh tường của các Security Admin trong Tổ chức đó, và cuối cùng là những công cụ đắc lực nhất phục vụ cho “cuộc chiến” này. Đó là các Firewall, từ Personal Firewall bảo vệ cho từng Computer cho đến các Enterprise Firewall có khả năng bảo vệ toàn hệ thống Network của một Tổ chức. Và Microsoft ISA Server 2004 là một Enterprise Firewall như thế ! Một sản phẩm tốt và là người bạn tin cậy để bảo vệ an toàn cho các hệ thống thông tin.

CHƯƠNG 1

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

CHƯƠNG 2

CÀI ĐẶT CERTIFICATE SERVICES

CHƯƠNG 3

CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH MICROSOFT INTERNET AUTHENTICATION SERVICE

CHƯƠNG 4

CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH MICROSOFT DHCP VÀ WINS SERVER SERVICES

CHƯƠNG 5

CẤU HÌNH DNS VÀ DHCP HỖ TRỢ CHO WEBPROXY VÀ FIREWALL CLIENT TÍNH NĂNG AUTODISCOVERY

CHƯƠNG 6

CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH DNS SERVER VỚI CHỨC NĂNG CACHING-ONLY TRÊN PERIMETER NETWORK SEGMENT

CHƯƠNG 7

CÀI ĐẶT ISA SERVER 2004 TRÊN WINDOWS SERVER 2003

CHƯƠNG 8

BACKUP VA PHỤC HỒI CẤU HÌNH CỦA FIREWALL

CHƯƠNG 9

ĐƠN GIẢN HÓA CẤU HÌNH NETWORK VỚI CÁC MÔ HÌNH MẪU NETWORK TEMPLATES

CHƯƠNG 10

CẤU HÌNH CÁC LOẠI ISA SERVER CLIENTS: SECURENAT, FIREWALL VÀ WEB PROXY CLIENTS

CHƯƠNG 11

CẤU HÌNH ISA SERVER 2004 ACCESS POLICY

CHƯƠNG 12

PUBLISH CÁC SERVICES WEB, FTP TRÊN PERIMETER NETWORK

CHƯƠNG 13

CẤU HÌNH FIREWALL VỚI VAI TRÒ MỘT FILTERING SMTP RELAY

CHƯƠNG 14

PUBLISH EXCHANGE OUTLOOK WEB ACCESS, SMTP SERVER, VÀ POP3 SERVER SITES

CHƯƠNG 15

CẤU HÌNH ISA SERVER 2004 VỚI VAI TRÒ MỘT VPN SERVER

CHƯƠNG 16

TẠO MỘT SITE-TO-SITE VPN VỚI ISA SERVER 2004 FIREWALLS

CHƯƠNG 1: Triển khaihạ tầng Network với những Service thiết yếu

Cuốn sách được trình bày theo thực tế triển khai ISA Server 2004 trong mô hình Network của một Tổ chức. Nội dung của sách gói gọn trong các vấn đề cấu hình hệ thống ISA Server 2004 trở thành một Firewall mạnh mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu sử dụng các Service từ xa, phục vụ cho cả các ISA Clients bên trong truy cập các Service bên ngoài (Internet), lẫn các Client bên ngoài (Internet Clients) cần truy cập các Service bên trong Network Tổ chức.

Firewalls luôn là một trong các loại thiết bị Network cấu hình phức tạp nhất và duy trì hoạt động của nó để bảo vệ Network cũng gặp không ít thử thách cho các Security Admin. Cần có những kiến thức cơ bản về TCP/IP và các Network Services để hiểu rõ một Firewall làm việc như thế nào. Tuy nhiên cũng không nhất thiết phải trở thành một chuyên gia về hạ tầng Network (Network Infrastructure ) mới có thể sử dụng được ISA Server 2004 như một Network Firewall.

Chương này sẽ mô tả các vấn đề sau:

• Giúp bạn hiểu các tính năng có mặt trên ISA Server 2004

• Cung cấp những lời khuyên cụ thể khi dùng tài liệu để cấu hình ISA Server 2004 Firewall

• Mô tả chi tiết thực hành triển khai ( ISA SERVER 2004 Lab Configuration)

Hiểu các tính năng trên ISA Server 2004

ISA Server 2004 được thiết kế để bảo vệ Network, chống các xâm nhập từ bên ngoài lẫn kiểm soát các truy cập từ bên trong Nội bộ Network của một Tổ chức. ISA Server 2004 Firewall làm điều này thông qua cơ chế điều khiển những gì có thể được phép qua Firewall và những gì sẽ bị ngăn chặn. Chúng ta hình dung đơn giản như sau: Có một quy tắc được áp đặt trên Firewall cho phép thông tin được truyền qua Firewall, sau đó những thông tin này sẽ được “Pass” qua, và ngược lại nếu không có bất kì quy tắc nào cho phép những thông tin ấy truyền qua, những thông tin này sẽ bị Firewall chặn lại.

ISA Server 2004 Firewall chứa nhiều tính năng mà các Security Admin có thể dùng để đảm bảo an toàn cho việc truy cập Internet, và cũng bảo đảm an ninh cho các tài nguyên trong Nội bộ Network . Cuốn sách cung cấp cho các Security Admin hiểu được những khái niệm tổng quát và dùng những tính năng phổ biến, đặc thù nhất trên ISA Server 2004, thông qua những bước hướng dẫn cụ thể (Steps by Steps)

Firewalls không làm việc trong một môi trường “chân không”, vì đơn giản là chúng ta triển khai Firewall để bảo vệ một cái gì đó, có thể là một PC, một Server hay cả một hệ thống Network với nhiều Service được triển khai như Web, Mail, Database….

Chúng ta sẽ có một hướng dẫn đầy đủ về việc triển khai các Service cần thiết cho hoạt động Network của một Tổ chức. cách thức cài đặt và cấu hình những Service này như thế nào. Và điều tối quan trọng là Network và các Service phải được cấu hình đúng cách trước khi triển khai Firewall. Điều này giúp chúng ta tránh được những vấn đề phiền toái nảy sinh khi triển khai ISA Server 2004.

Các Network Services và những tính năng trên ISA Server 2004 sẽ được cài đặt và cấu hình gồm:

• Cài đặt và cấu hình Microsoft Certificate Services (Service cung cấp các Chứng từ kĩ thuật số phục vụ nhận dạng an toàn khi giao dịch trên Network)

• Cài đặt và cấu hình Microsoft Internet Authentication Services (RADIUS) Service xác thực an toàn cho các truy cập từ xa thông qua các remote connections (Dial-up hoặc VPN)

• Cài đặt và cấu hình Microsoft DHCP Services (Service cung cấp các xác lập TCP/IP cho các node trên Network) và WINS Services (Service cung cấp giải pháp truy vấn NETBIOS name của các Computer trên Network)

• Cấu hình các WPAD entries trong DNS để hỗ trợ chức năng Autodiscovery (tự động khám phá)) và Autoconfiguration (tự động cấu hình) cho Web Proxy và Firewall clients. Rất thuận lợi cho các ISA Clients (Web và Firewall clients) trong một Tổ chức khi họ phải mang Computer từ một Network (có một ISA Server) đến Network khác (có ISA Server khác) mà vẫn tự động phát hiện và làm việc được với Web Proxy Service và Firewall Service trên ISA Server này .

• Cài đặt Microsoft DNS server trên Perimeter Network server (Network chứa các Server cung cấp trực tuyến cho các Clients bên ngoài, nằm sau Firewall, nhưng cũng tách biệt với LAN)

• Cài đặt ISA Server 2004 Firewall software

• Back up và phục hồi thông tin cấu hình của ISA Server 2004 Firewall

• Dùng các mô hình mẫu của ISA Server 2004 ( ISA Server 2004 Network Templates) để cấu hình Firewall

• Cấu hình các loại ISA Server 2004 clients

• Tạo các chính sách truy cập (Access Policy) trên ISA Server 2004 Firewall

• Publish Web Server trên một Perimeter Network

• Dùng ISA Server 2004 Firewall đóng vai trò một Spam filtering SMTP relay (trạm trung chuyển e-mails, có chức năng ngăn chặn Spam mails)

• Publish Microsoft Exchange Server services (hệ thống Mail và làm việc cộng tác của Microsoft, tương tự Lotus Notes của IBM)

• Cấu hình ISA Server 2004 Firewall đóng vai trò một VPN server

• Tạo kết nối VPN theo kiểu site to site giữa hai Networks

Trước khi thực hành cấu hình ISA Server 2004 Firewall, phải nhận thức rõ ràng : Đây là một hệ thống ngăn chặn các cuộc tấn công từ Internet và một Firewall với cấu hình lỗi sẽ tạo điều kiện cho các cuộc xâm nhập Network. Với những lý do này, điều quan trọng nhất các Security Admin quan tâm đó là Làm thế nào để cấu hình Firewall đảm bảo an toàn cho việc truy cập Internet .

Với cấu hình mặc định của mình ISA Server 2004 ngăn chặn tất cả lưu thông vào, ra qua Firewall.

Rõ ràng đây là một cấu hình chủ động, an toàn nhất mà Admin có thể yên tâm ngay từ đầu khi vận hành ISA Server. Và sau đó để đáp ứng các yếu cầu hợp pháp truy cập các Service khác nhau của Internet (ví dụ như web, mail, chat, download, game online v.vv..), Security Admin sẽ cấu hình để ISA Server 2004 có thể đáp ứng các yêu cầu được phép trên.

Các Securty Admin luôn được khuyến cáo: Hãy tạo các cuộc kiểm tra cấu hình ISA Server 2004 trong phòng Lab, trước khi đem các cấu hình này áp dụng thực tế. Chúng ta sẽ được hướng dẫn cấu hình ISA Server 2004 Firewall đúng cách, chính xác thông qua giao diện làm việc rất gần gũi của ISA Server 2004. Có thể có những sai lầm khi thực hiện Lab, nhưng các Admin không qua lo lắng vì chắc rằng các attackers không thể lợi dụng những lỗ hỗng này (trừ khi Lab Network được kết nối với Internet..). Trên Lab điều quan trọng nhất là hiểu đúng các thông số đã cấu hình, cho phép sai phạm và các Admin rút ra kinh ghiệm từ chính những “mistakes” này.

LAB hướng dẫn cấu hình ISA Server 2004 Firewall

Chúng ta sẽ dùng một Network Lab để mô tả những khả năng và những nét đặc trưng của ISA Server 2004. Các Admin khi thực hành nên xây dựng một Test Lab tương tự như mô hình chỉ ra dưới đây (tất cả các thông số sử dụng). Nếu các Security Admin không có đủ các thiết bị thật như Test Lab này, có thể dùng mô hình giả lập, đến từ các Virtual Software như

Microsoft’s Virtual PC software (hoặc VMWare) để tạo mô hình Lab ảo.

Xem thêm về Virtual PC tại Website: http://www.microsoft.com/windowsxp/virtualpc/

Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét:

  • Hướng dẫn cấu hình Network cho ISA Server 2004
  • Cài đặt Windows Server 2003 , và sau đó nâng (dcpromo) Computer này lên thành một Domain controller (máy chủ kiểm soát toàn hoạt động của Domain)
  • Cài đặt Exchange Server 2003 trên Domain controller này và cấu hình thành một Outlook

Web Access Site dùng phương thức xác thực cơ bản (Basic authentication)

Sơ đồ Network triển khai ISA Server 2004

Mô hình Network Lab – 7Computers.

Tuy nhiên Network Lab không yêu cầu cả 7 Computers này chạy cùng một thời điểm

Điều này tạo điều kiện dễ dàng cho Lab đặc biệt là Lab ảo.

Mô hình Network của Tổ chức này có một Local Network (Network cục bộ LAN) và mộtRemote Network. Mỗi Network có một ISA Server 2004 chắn phía trước đóng vai trò Firewall. Tất cả các Computers trên Local Network đều là thành viên của Domain MSFirewall.org, và domain này bao gồm luôn cả ISA Server 2004 Firewall computer. Tất cả các Computers còn lại không là thành viên của Domain này.

Trên lab Network, Network Card ngoài (External interfaces) của các ISA Server 2004 Firewalls có kết nối cho phép truy cập Internet. Các Admin nên tạo các thông số cấu hình giống nhau để có thể Test các kết nối thực sự đến Internet từ phía Clients nằm sau ISA Server 2004 Firewalls.

Nếu chúng ta dùng phần mềm giả lập thì lưu ý rằng, chúng ta phải set-up đến 3 Virtual Networks trên Test Lab. Đó là các Vitual Networks: Domain Controller nằm trên Internal Network, TRIHOMELAN1 Computer nằm trên Perimeter Network và REMOTECLIENT virtual Network thứ ba.

Lưu ý với Lab ảo: Chắc chắn một điều là trên các Virtual Networks này bố trí các Computers trên các Virtual Switches khác nhau, để ngăn chặn các thông tin tràn ngập theo kiểu Ethernet broadcast traffic, điều này có thể gây nên những kết quả không mong muốn trên Lab ảo..

Cài đặt và cấu hình Domain Controller trên Internal Network

Một Computer khác hơn so với ISA Server 2004 Firewall computer, có quyền lực quản trị toàn Domain nội bộ đó là Domain Controller . Microsoft xây dựng mô hình Domain dưới sự kiểm soát của Active Directory Service và Domain Controller là công cụ kiểm soát Domain đó. (quản lý tất cả các Clients và Servers cung cấp Service trong Domain như Web, Mail, Database server và kể cảISA Servers)

Trong Lab này chúng ta sẽ cấu hình một Windows Server 2003 domain controller, và triển khai luôn các Service như: DNS, WINS, DHCP, RADIUS, Microsoft Exchange Server 2003 trên chính Domain controller này.

Các giai đoạn tiến hành:

• Cài đặt Windows Server 2003

• Cài đặt và cấu hình DNS service

• Nâng Computer này lên thành Domain controller

Cài đặt Windows Server 2003

Tiến hành các bước sau trên Computer sẽ đóng vai trò Domain Controller

1. Đưa đĩa CD cài đặt vào CD-ROM, khởi dộng lại Computer. Cho phép boot từ CD

2. Chương trình Windows setup bằt đầu load những Files phục vụ cho việc cài đặt. Nhấn Enter khi mà hình Welcome to Setup xuất hiện

3. Đọc những điều khoản về License trên Windows Licensing Agreement , dùng phím PAGE DOWN để xem hết sau đó nhấn F8 để đồng ý với điều khoản

4. Trên Windows Server 2003, Standard Edition Setup xuất hiện màn hình tạo các phân vùng lôgic (Partition) trên đĩa cứng, trước hết tạo Partition dùng cho việc cài đặt Hệ Điều hành. Trong Test Lab này, toàn bộ đĩa cứng sẽ chỉ làm một Partition. Nhấn ENTER.

5. Trên Windows Server 2003, Standard Edition Setup, chọn Format the partition using the NTFS file system Nhấn ENTER.

6. Chương trình Windows Setup tiến hành định dạng (format) đĩa cứng, sẽ chờ ít phút cho tiến trình này hoàn thành

7. Computer sẽ tự Restart khi tiến trình copy File vào đĩa cứng hoàn thành

8. Computer sẽ restart lại trong giao diện đồ họa (graphic interface mode). Click Next trên trang Regional and Language Options

9. Trên trang Personalize Your Software, điền Tên và Tổ chức của Bạn

Ví dụ :

Name:vietnam.vn

Organization:Vietnam

10. Trên trang Product Key điền vào 25 chữ số của Product Key mà bạn có và click Next.

11. Trên trang Licensing Modes chọn đúng option được áp dụng cho version Windows

Server 2003 mà bạn cài đặt. Nếu cài đặt Licence ở chế độ per server licensing, hãy đưa vào số connections mà bạn đã có License. Click Next.

12. Trên trang Computer Name và Administrator Password điền tên của Computer trong Computer Name text box. Theo các bước trong xây dựng Test Lab này, thì Domain controller/Exchange Server trên cùng Server và có tên là EXCHANGE2003BE, tên này được điền vào Computer Name text box. Điền tiếp vào mục Administrator password và xác nhận lại password tại mục Confirm password (ghi nhớ lại password administrator cẩn thận, nếu không thì bạn cũng không thể log-on vào Server cho các hoạt động tiếp theo). Click Next.

13. Trên trang Date and Time Settings xác lập chính xác Ngày, giờ và múi giờ Việt Nam (nếu các bạn ở Việt Nam). Click Next.

14. Trên trang Networking Settings, chọn Custom settings option.

15. Trên trang Network Components, chọn Internet Protocol (TCP/IP) entry trong Components và click Properties.

16. Trong Internet Protocol (TCP/IP) Properties dialog box, xác lập các thông số sau:

IP address: 10.0.0.2.

Subnet mask: 255.255.255.0.

Default gateway: 10.0.0.1 (chú ý Default Gateway 10.0.0.1 này cũng là IP address của Internal Card trênISA Server).

Preferred DNS server: 10.0.0.2.

17. Click Advanced trên Internet Protocol (TCP/IP) Properties dialog box. Trong Advanced TCP/IP Settings dialog box, click WINS tab. Trên WINS tab, click Add. Trong TCP/IP WINS Server dialog box, điền 10.0.0.2 và click Add.

18. Click OK trong Advanced TCP/IP Settings dialog box.

19. Click OK trong Internet Protocol (TCP/IP) Properties dialog box.

20. Click Next trên trang Networking Components.

21. Chấp nhận lựa chọn mặc định môi trường Network là Workgroup (chúng ta sẽ tạo môi trường Domain sau, đưa máy này trở thành một Domain controller và cũng là thành viên của Domain (là một member server, vì trên Server này còn cài thêm nhiều Server Service khác ngoài Active Directory Service).Click Next.

22. Tiến trình cài đặt được tiếp tục và khi Finish, Computer sẽ tự khởi động lại

23. Log-on lần đầu tiên vào Windows Server 2003 dùng password mà chúng ta đã tạo cho tài khoản Administrator trong quá trình Setup.

24. Xuất hiện đầu tiên trên màn hình là trang Manage Your Server, bạn nên check vào Don’t display this page at logon checkbox và đóng cửa sổ Window lại

Cài đặt và cấu hình DNS

Bước kế tiếp là cài đặt Domain Naming System (DNS) server trên chính Computer này (EXCHANGE2003BE ). Điều này là cần thiết vì Active Directory Service hoạt động trên Domain Controller, kiểm soát toàn Domain yêu cầu phải có DNS server service phục vụ cho nhu cầu truy vấn tên -hostname, đăng kí các record (A, PTR, SRV records v.v..). Chúng ta sẽ cài DNS server và sau đó sẽ nâng vai trò Computer này lên thành một Domain Controller, và DNS server này sẽ phục vụ cho toàn Domain.

Tiến hành các bước sau để cài đặt DNS server

1. Click Start, Control Panel. Click Add or Remove Programs.

2. Trong Add or Remove Programs, click Add/Remove Windows Components

3. Trong Windows Components, xem qua danh sách Components và click Networking Services entry. Click Details.

4. Check vào Domain Name System (DNS) checkbox và click OK.

5. Click Next trong Windows Components.

6. Click Finish trên Completing the Windows Components Wizard.

7. Đóng Add or Remove Programs

DNS server đã được cài đặt, Admin cần đưa vào DNS Server các thông số cụ thể phục vụ cho hoạt động truy vấn tên, cụ thể là sẽ tạo ra hai vùng Forward và Reverse lookup zones. Tiến hành các bước sau để cấu hình DNS server:

1. Click Start và sau đó click Administrative Tools. Click DNS.

2. Trong bảng làm việc của DNS (DNS console), mở rộng server name (EXCHANGE2003BE ), sau đó click trên Reverse Lookup Zones. Right click trên Reverse Lookup Zones và click New Zone.

3. Click Next trên Welcome to the New Zone Wizard.

4. Trên Zone Type , chọn Primary zone option và click Next.

5. Trên Reverse Lookup Zone Name page, chọn Network ID option và Enter 10.0.0 vào text box. Click Next.

6. Chấp nhận chọn lựa mặc định trên Zone File page, và click Next.

7. Trên Dynamic Update page, chọn Allow both nonsecure and secure dynamic updates option. Click Next.

8. Click Finish trên Completing the New Zone Wizard page.

Kế tiếp chúng ta tạo Forward lookup zone cho Domain mà Computer này sẽ là Domain Controller.

Tiến hành các bước sau

1. Right click Forward Lookup Zone và click New Zone.

2. Click Next trên Welcome to the New Zone Wizard page.

3. trên Zone Type page, chọn Primary zone option và click Next.

4. Trên Zone Name page, điền tên của forward lookup zone trong Zone name text box. Trong ví dụ này tên của zone là MSFirewall.org, trùng với tên của Domain sẽ tạo sau này. Đưa MSFirewall.org vào text box. Click Next.

5. Chấp nhận các xác lập mặc định trên Zone File page và click Next.

6. Trên Dynamic Update page, chọn Allow both nonsecure and secure dynamic updates. Click Next.

7. Click Finish trên Completing the New Zone Wizard page.

8. Mở rộng Forward Lookup Zones và click vào MSFirewall.org zone. Right click trên MSFirewall.org và Click New Host (A).

9. Trong New Host dialog box, điền vào chính xác EXCHANGE2003BE trong Name (uses parent domain name if blank) text box. Trong IP address text box, điền vào 10.0.0.2. Check vào Create associated pointer (PTR) record checkbox.

Click Add Host. Click OK trong DNS dialog box thông báo rằng (A) Record đã được tạo xong. Click Done trong New Host text box.

10. Right click trên MSFirewall.org forward lookup zone và click Properties. Click Name Servers tab. Click exchange2003be entry và click Edit.

11. Trong Server fully qualified domain name (FQDN) text box, điền vào tên đầy đủ của Domain controller computer là exchange2003be.MSFirewall.org. Click Resolve. Sẽ nhận thấy, IP address của Server xuất hiện trong IP address list. Click OK.

12. Click Apply và sau đó click OK trên MSFirewall.org Properties dialog box.

13. Right click trên DNS server name EXCHANGE2003BE , chọn All Tasks. Click Restart.

14. Close DNS console.

Giờ đây Computer này đã sẵn sàng để nâng vai trò lên Thành một Domain controller trong Domain MSFirewall.org

Tiến hành các bước sau để tạo Domain và nâng server này thành Domain Controller đầu tiên của Domain (Primary Domain Controller)

Cài đặt Primary Domain Controller

1. Click Start và click Run .

2. Trong Run dialog box, đánh lệnh dcpromo trong Open text box và click OK.

3. Click Next trên Welcome to the Active Directory Installation Wizard page.

4. Click Next trên Operating System Compatibility page.

5. Trên Domain Controller Type page, chọn Domain controller for a new domain

option và click Next.

6. Trên Create New Domain page, chọn Domain in a new forest option và click Next.

7. Trên New Domain Name page, điền tên đầy đủ của Domain (Full DNS name) MSFirewall.org text box và click Next.

8. Trên NetBIOS Domain Name page (NetBIOS name của Domain nhằm support cho các Windows OS- như các dòng Windows NT và WINDOWS 9x đời cũ, khi các Client này muốn giao dịch với Domain), chấp nhận NetBIOS name mặc định

Trong ví dụ này là MSFIREWALL. Click Next.

9. Chấp nhận các xác lập mặc định trên Database and Log Folders page và click Next.

10. Trên Shared System Volume page, chấp nhận vị trí lưu trữ mặc định và click Next.

11. Trên DNS Registration Diagnostics page, chọn I will correct the problem later

by configuring DNS manually (Advanced). Click Next.

12. Trên Permissions page, chọn Permissions compatible only with Windows

2000 or Windows Server 2003 operating system option. Click Next.

13. Trên Directory Services Restore Mode Administrator Password page (chế độ phục hồi cho Domain Controller khi DC này gặp phải sự cố, Khi DC offline, vào chế độ troubleshoot này bằng cach1 Restart Computer, chọn F8), điền vào Restore Mode Password và sau đó Confirm password. (Các Admin không nên nhầm lẫn Password ở chế độ này với Domain Administrator Password, điều khiển hoạt động của DCs hoặc Domain). Click Next.

14. Trên Summary page, click Next.

15. Bây giờ là lúc Computer cần Restart để các thông số vừa cài đặt Active

16. Click Finish trên Completing the Active Directory Installation Wizard page, hoàn thành việc cài đặt.

17. Click Restart Now trên Active Directory Installation Wizard page.

18. Log-on vào Domain Controller dùng tài khoản Administrator sau khi đã Restart.

Cài đặt và cấu hình Microsoft Exchange trên Domain Controller

Computer đã sẵn sàng cho việc cài đặt Microsoft Exchange. Trong phần này chúng ta sẽ tiến hành những bước sau:

• Cài đặt các Service IIS World Wide Web, SMTP và NNTP services

• Cài đặt Microsoft Exchange Server 2003

• Cấu hình Outlook Web Access WebSite

Tiến hành các bước sau để cài World Wide Web, SMTP và NNTP services:

1. Click Start, chọn Control Panel. Click Add or Remove Programs.

2. Trong Add or Remove Programs, click Add/Remove Windows Components

3. Trên Windows Components page, chọn Application Server entry trong Components page. Click Details.

4. Trong Application Server dialog box, check vào ASP.NET checkbox. Chọn Internet Information Services (IIS) entry và click Details.

5. Trong Internet Information Services (IIS) dialog box, check vào NNTP Service checkbox. Check tiếp SMTP Service checkbox. Click OK.

6. Click OK trong Application Server dialog box.

7. Click Next trên Windows Components page.

8. Click OK vào Insert Disk dialog box.

9. Trong Files Needed dialog box, đưa đường dẫn đến Folder I386 trên CD cài đặt Windows Server 2003 trong copy file từ text box. Click OK.

10. Click Finish trên Completing the Windows Components Wizard page.

11. Close Add or Remove Programs .

Tiến hành các bước sau cài Microsoft Exchange:

1. Đưa Exchange Server 2003 CD vào CD-ROM, trên autorun page, click Exchange Deployment Tools link nằm dưới Deployment heading.

2. Trên Welcome to the Exchange Server Deployment Tools page, click Deploy the first Exchange 2003 server link.

3. Trên Deploy the First Exchange 2003 Server page, click New Exchange 2003 Installation link.

4. Trên New Exchange 2003 Installation page, kéo xuống cuối trang.Click Run Setup now link.

5. Trên Welcome to the Microsoft Exchange Installation Wizard page, click Next.

6. Trên License Agreement page, chọn I agree option và click Next.

7. Chấp nhận các xác lập mặc định trên Component Selection page và click Next.

8. Chọn Create a New Exchange Organization option trên Installation Type page và click Next.

9. Chấp nhận tên mặc định trong Organization Name text box trên Organization Name page, và click Next.

10. Trên Licensing Agreement page, chọn I agree that I have read and will be bound by the license agreement for this product và click Next.

11. Trên Installation Summary page, click Next.

12. Trong Microsoft Exchange Installation Wizard dialog box, click OK.

13. Click Finish trên on the Completing the Microsoft Exchange Wizard page khi cài đặt hoàn thành.

14. Đóng tất cả cửa sổ đang open.

Exchange Server đã được cài đặt và giờ đây Admin có thể tạo các mailboxes cho Users. Bước kế tiếp là cấu hình Outlook Web Access site và chỉ dùng phương thức xác thực duy nhất là Basic Authentication. Đối với các quản trị Mail Server thì đây là một cấu hình quan trọng (nhưng tất nhiên không bắt buộc) khi muốn cho phép truy cập từ xa (remote access) vào OWA site. Sau đó, chúng ta sẽ yêu cầu một Website Certificate (Chứng từ số Website) cho OWA site và publish OWA site dùng quy tắc Web Publishing Rule trênISA Server, thông qua rule này, sẽ cho phép remote users truy cập vào OWA site.

Tiến hành các bước sau để cấu hình OWA site dùng phương thức xác thực duy nhất Basic authentication:

1. Click Start, chọn Administrative Tools. Click Internet Information Services (IIS) Manager.

2. Trong Internet Information Services (IIS) Manager console, mở rộng server name, mở rộng WebSites node Và mở Default Web Site.

3. Click trên Public node và sau đó right click. Click Properties.

4. Trong Public Properties dialog box, click Directory Security tab.

5. Trên Directory Security tab, click Edit trong khung Authentication and access control.

6. Trong Authentication Methods dialog box, đảm bảo không check vào (remove) Integrated Windows authentication checkbox. Click OK.

7. Click Apply và click OK.

8. Click trên Exchange node và right click. Click Properties.

9. Trên Exchange Properties dialog box, click Directory Security tab.

10. Trên Directory Security tab, click Edit trong Authentication and access control

11. Trong Authentication Methods dialog box, đảm bảo không check vào (remove) Integrated Windows authentication checkbox. Click OK.

12. Click Apply, click OK trong Exchange Properties dialog box.

13. Click trên ExchWeb node,sau đó right click. Click Properties.

14. Trong ExchWeb Properties dialog box, click Directory Security tab.

15. Trên Directory Security tab, click Edit trong khung Authentication and access control

16. Trong Authentication Methods dialog box, không check (remove) vào Enable anonymous access checkbox. Sau đó check vào Basic authentication (chú ý dùng phương thức xác thực này, password được gửi đi dưới dạng clear text) checkbox. Click Yes trong IIS Manager dialog box và Admin nhận được thông báo rằng password được gửi đi hoàn toàn không mã hóa (clear). Trong Default domain text box, đưa vào tên Internal Network domain, chính là MSFIREWALL. Click OK.

17. Click Apply trong ExchWeb Properties dialog box. Click OK trong Inheritance Overrides dialog box. Click OK trong ExchWeb Properties dialog box.

18. Right click Default Web Site và click Stop. Right click lại Default Web Site và click Start.

Kết luận:

Trong sách hướng dẫn cấu hình ISA Server 2004 này chúng ta đã thảo luận những mục tiêu và những phương thức, để có thể nắm bắt triển khai và cấu hình ISA sao cho hiệu quả nhất. Sách hướng dẫn cũng cung cấp cho các bạn phương pháp giải quyết vấn đề theo từng bước cụ thể. Chương một này tập trung vào việc xây dựng một cơ sở hạ tầng Network (Network Infrastructure) theo mô hình Microsoft Active Directory Domain trên máy chủ Winndows server 2003 Domain Controller, và triển khai các Service khác liên quan đến hạ tầng Network như WINS, DNS, và các Service gia tăng như Web, Mail.. Chương kế tiếp trình bày cách thức cài đặt một Microsoft Certificate Services trên Domain Controller Computer.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2007

Lập trình cho PLC bằng phần mềm Syswin

SYSWIN là một phần mềm lập trình cho PLC của OMRON với khả năng linh hoạt, trực quan và dễ sử dụng. Có hai cách lập trình : lập trình bằng ngôn ngữ bậc thang (Ladder diagram) và lập trình bằng dòng lệnh (Statement List) cộng với nhiều tính năng và các công cụ hỗ trợ

Để cài đặt và chạy phần mềm này cần bảo đảm máy tính phải có cấu hình tối thiểu như sau:

Windows 3.1 / 3.11, Window 95 hoặc Window 98. CPU 486 DX50 trở lên. Tối thiểu 8MB trong bộ nhớ. Có 10 MB đĩa cứng trống. Có cổng COM còn trống.

Cài đặt Syswin

Để cài đặt SYSWIN, cần bảo đảm đã có hệ điều hành Windows .

Từ menu Start của hệ điều hành, chọn Run

Đưa đĩa cài đặt SYSWIN số 1 vào ổ A: và gõ dòng sau ở ô trống Open của mục Run : a:\setup.exe rồi bấm Enter hoặc dùng chuột click nút OK.

Đưa các đĩa cài đặt thích hợp vào ổ A: theo hướng dẫn của chương trình khi cài đặt. Sau khi cài đặt xong, chương trình cài đặt sẽ tạo ra một nhóm chương trình của SYSWIN ở menu Programs như trên hình.

Để khởi động SYSWIN, bấm Start, Program, chọn mục SYSWIN và bấm vào mục SYSWIN trong folder này

Lập trình với Syswin

Từ menu File, chọn New project để tạo chương trình mới.

Trên màn hình sẽ hiện ra một cửa sổ “ New project setup” để thiết lập cấu hình hệ thống với các mục như sau: PLC Type, CPU, Series, Editor, Interface, Bridge Option, Modem Option, Coding Option

Sau khi chọn cấu hình thích hợp, bấm enter hoặc dùng chuột bấm (click) nút OK trên màn hình để kết thúc việc thiết lập cấu hình cơ bản của hệ thống và bắt đầu lập trình.

Chương trình sẽ có 2 Network

Network 1: là phần thân chương trình

Network 2 : là lệnh END

Tiếp theo ta sẽ nhập vào các tiếp điểm và cuộn dây của chương trình. Bấm vào biểu tượng tiếp điểm thường hở trên thanh Drawing Tool . Con trỏ chuột bây giờ được đổi thành biểu tượng tiếp điểm. Định vị trí tiếp điểm trên sơ đồ bậc thang bằng cách di chuyển con trỏ chuột đến vị trí mong muốn và nhấn phím trái chuột. Trên màn hình sẽ hiện ra hộp thoại “contact” yêu cầu nhập vào địa chỉ dùng với tiếp điểm này.

Nhập vào địa chỉ của tiếp điểm là 000.00 ở ô Address, bấm OK để hoàn tất.

Sau khi nhập xong, trên màn hình làm việc sẽ có hiển thị một tiếp điểm với địa chỉ đi kèm, sau đó ô chọn màu đen dịch sang phải để ta có thể nhập lệnh tiếp theo.

Tiếp theo nhập vào chương trình một tiếp điểm thường đóng (NC) bằng cách dùng chuột chọn biểu tượng tiếp điểm thường đóng như trên hình, định vị tiếp điểm này nối tiếp với tiếp điểm đã nhập ở bước trước. Gõ vào địa chỉ 00001 cho tiếp điểm này.

Sau khi nhập địa chỉ 00001 xong và bấm Enter, màn hình sẽ hiện ra như hình dưới:

Tiếp theo, từ thanh công cụ chọn lệnh Output rồi di chuyển chuột đến vị trí cần đặt lệnh và nhấn nút trái chuột.

Đánh vào ô Address địa chỉ 010.00 rồi nhấn OK

Nhập lệnh OR bằng cách tạo ra một tiếp điểm nối song song với tiếp điểm đầu tiên trên Network. Trên thanh công cụ chọn tiếp điểm contact và đặt nó phía dưới tiếp điểm đầu tiên là 000.00

Gõ vào ô Address địa chỉ 010.00 và nhấn OK. Tiếp theo nối tiếp điểmvừa tạo với tiếp điểm nằm trên bằng cách chọn công cụ rồi nhấn chuột vào vị trí nằm giữa 2 dòng hoặc nhấn

Để xóa tiếp điểm CH000.01, nhấn con trỏ chuột ở tiếp điểm này (hoặc dùng bàn phím di chuyển ô chọn đến tiếp điểm), nhấn DEL (hoặc từ menu Edit chọn Delete). Nếu muốn phục hồi lại lệnh vừa bị xóa, chọn Undo từ menu này

Hiện ta đã nhập xong một Network của chương trình. Để thêm Network mới vào, bấm vào nút Insert Network

Từ hộp thoại hiện ra, chọn vị trí nơi sẽ chèn Network mới. Ơû đây ta sẽ chèn Network mới vào phía dưới Network hiện hành nên ta sẽ chọn “BELOW Current Network” và nhấn OK.

Khi đó một dòng trống sẽ được tạo ra bên dưới Network hiện hành như hình dưới

Network mới này là lệnh END (01). Đặt con trỏ vào vị trí ô đầu tiên của Network, sau đó bấm phím F8 để chèn lệnh Function vào ô trống đó. Để chọn lệnh cần thiết, có thể đánh mã lệnh (ở đây là 01), đánh tên lệnh hoặc lựa Function từ 1 danh sách có sẵn bằng cách nhấp vào nút Select. Ngoài ra có thể tham khảothêm về lệnh bằng cách nhấp đúp vào nút Reference.

Gõ END vào ô Function rồi nhấn OK để kết thúc

Chương trình hoàn chỉnh ta vừa nhập có dạng dưới đây:

Đặt tên ký hiệu mô tả ( symbol) cho các địa chỉ

Để đặt tên ký hiệu mô tả cho các địa chỉ, trước tiên di chuyển ô chọn đến địa chỉ cần đặt tên, ô Adr ở cuối màn hình sẽ hiển thị địa chỉ hiện hành. Sau đó bấm vào ô Sym và đánh vào một tên cho địa chỉ này. Phần mô tả địa chỉ có thể đánh vào ô Com. Lưu tên vừa đặt bằng cách bấm nút Store.

SYSWIN là một phần mềm lập trình cho PLC của OMRON với khả năng linh hoạt, trực quan và dễ sử dụng chạy PLC và các lệnh Timer và Counter

Nạp chương trình vào PLC (download program to PLC)

Nối máy tính PC với PLC qua bộ chuyển đổi và cáp RS232C. Đầu cắm của bộ chuyển đổi sẽ nối vào cổng Peripheral Port của PLC

Từ menu Online, chọn Connect để kết nối với PLC.

Sau khi máy tính đã được kết nối với PLC, đèn COMM trên PLC sẽ nhấp nháy và các mục khác trên menu này trở thành màu đen (được phép lựa).

Cũng từ menu Online, chọn Download rogram, một hộp thoại sau đây hiện ra hỏi ta có muốn xóa bộ nhớ chương trình trong PLC không (Clear Program Memory) trước khi nạp. Nên lựa tùy chọn này để tránh các vấn đề có thể xảy ra. Bấm OK để nạp chương trình vào PLC.

Khi việc nạp hoàn tất, bấm nút OK ở hộp thoại sau để tiếp tục:

Chú ý :Không thực hiện việc Download vào PLC nếu PLC đang ở chế độ RUN

Chạy chương trình ( Run)

Chuyển PLC sang chế độ RUN hoặc MONITOR bằng nút PLC Mode

Chuyển từ STOP/PRG Mode sang Monitor Mode rồi bấm OK

PLC sẽ chuyển sang chế độ Monitor Mode.

Chú ý: Trong khi chương trình đang chạy có thể theo dõi cách hoạt động của chương trình bằng cách bấm vào nút Monitoring

Bổ sung các lệnh Timer và Counter

Trước hết chuyển chế độ của PLC sang Program Mode. Máy tính sẽ hỏi thao tác này làm thay đổi chế độ PLC, có tiếp tục hay không, ta chọn YES. Sau đó, bổ sung các lệnh Timer và Counter vào chương trình:

+ Bổ sung 1 Network mới vào chương trình bằng cách chọn Insert Network

+ Trong Network mới thêm tiếp điểm thường hở có địa chỉ (Address) là 00003.

+ Bổ sung Timer vào bằng cách chọn TIM và đặt nó sau tiếp điểm trên. Trong hộp thoại Timer mở ra nhập vào 000 là số thứ tự của Timer, trong ô Value nhập vào ô Timer giá trị #1000 (tức 100 giây) (chú ý phải có dấu #)

Tiếp theo ta sẽ bổ sung một Counter (CNT) vào chương trình:

1-Định vị hộp chọn ở Network 2, chọn lệnh Insert Network rồi chọn Below Current Network, sau đó nhấn OK để thêm Network mới dưới Network hiện hành. 2-Thêm một tiếp điểm thường hở vào đầu Network mới dùng nút tiếp điểm thường hở, nhập địa chỉ 00004 cho tiếp điểm này. 3-Nhập lệnh Counter nối tiếp sau tiếp điểm trên bằng cách chọn nút: CNT

Trong hộp thoại mở ra, nhập số của Counter (CNT) là 001 vào ô Counter còn SV là địa chỉ DM 0000 vào ô Value sau đó nhấn OK để định vị Counter.

4- Tiếp theo ta phải nhập đầu vào Input thứ 2 (Reset) cho Counter . Đầu vào này sẽ là tiếp điểm có địa chỉ 00005. Thực hiện tương tự để thêm tiếp điểm thường mở này. Nếu chương trình dài quá và màn hình không đủ để hiển thị toàn bộ, ta có thể dùng thanh cuộn (Scroll bar) để cuộn lên xuống.

5-Nạp chương trình mới bổ sung bằng lệnh Download Program.

6-Chuyển chế độ của PLC từ Monitor mode hoặc Program mode sang RUN mode để chạy chương trình.

7-Chuyển sang chế độ Monitor để theo dõi hoặc thay đổi giá trị trong PLC.

Theo dõi và đặt giá trị trong PLC

Theo dõi( Monitor) các địa chỉ trong PLC: Ta có thể theo dõi trạng thái và ghi đè giá trị mới lên bất cứ địa chỉ nào ( có thuộc tính cho phép ghi) trong PLC bằng thanh Data Set Bar. Để chuyển đến thanh này, bấm phím Tab, sau đó nhấn Enter hoặc nhấp đúp chuột trái vào một ô trống trong thanh này.

Một hộp thoại mở ra sẽ hỏi địa chỉ cần theo dõi. Nhập 00000 vào ô Address và nấn vào nút Read để đọc trạng thái bit 00000 từ PLC.

Để theo dõi một word, nhấp đúp chuột vào ô trống bên cạnh trong thanh Data Set Bar rồi nhập địa chỉ DM0000 vào ô Address rồi nhấn nút OK để đọc giá trị của word DM0000 từ PLC .

Nhập CNT001 để theo dõi giá trị hiện hành của Counter số 001.

Giá trị đặt (SV) của Counter 001 được chứa trong thanh ghi DM0000 mà từ trước tới giờ, giá trị của nó chưa được xác định rõ ràng. Để đặt giá trị cho DM0000, nhấp đúp chuột vào ô có địa chỉ DM0000 và nhập vào giá trị 10 vào ô Value rồi bấm vào nút Write để ghi giá trị 10 vào DM0000.

Lưu chươngtrình (save program)

Để tiện cho việc truy cập, chỉnh sửa, tham khảo sau này, chương trình ta vừa lập có thể được lưu vào đĩa cứng hoặc đĩa mềm máy tính.

1-Từ menu File, chọn Save project as:

2-Chọn ổ đĩa và thư mục nơi sẽ lưu chương trình, nhập tên file chương trình (ở đây giả sử ta đặt tên là TAM) vào ô File name sau đó nhấn OK để lưu.

Đọc chương trình từ PLC lên máy tính (Upload):

Chương trình trong PLC có thể được đọc ngược lại lên máy tính (Upload); Giả sử ta có một chương trình trong PLC và muốn lưu nó vào một file trên đĩa cứng. Ta sẽ làm như sau:

1-Từ menu file chọn New để tạo một Project mới cho chương trình sẽ được tải.

2-Khai báo các thông số có cấu hình khớp với loại PLC đang dùng và nhấn OK.

3-Từ Menu Online chọn Upload program from PLC.

Hộp thoại Upload sẽ hỏi về các lựa chọn khi Upload.

Nhấn nút OK dể thực hiện việc đọc chương trình lên máy tính

Khi việc đọc chương trình đã thực hiện xong, nhấn OK để kết thúc.