Thứ Năm, 18 tháng 12, 2008

Bios Setup

Vào Bios Setup
Đối với vài Bios thông dụng, ta có những cách để vào Bios Setup như sau:
Bios: Chuỗi phím
Ami: Phím Del
Award: Ctrl+Alt+Esc
Dtk: Esc
Phoenix: Ctrl+Alt+Esc
hay Ctrl+Alt+S
Sony: F3
Compaq: F10
Phoenix-Toshiba: F2
Đối với những Bios lạ, hay nếu không nhớ chuỗi phím quy định, bạn có thể ép buộc máy phải vào Bios Setup bằng cách cố tình tạo ra các trục trặc về phần cứng như: tháo bớt RAM, tháo rời dây cáp tín hiệu ổ mềm, ổ cứng... Điều này gây ra lỗi cấu hình trong Bios nên máy sẽ yêu cầu (và hướng dẫn) bạn vào Bios Setup để xác lập lại.
Xoá CMOS
- Ngưng cấp điện cho máy, tháo pin “nuôi” CMOS, để một thời gian cho các linh kiện trên mainboard xả hết điện, CMOS sẽ bị xoá.
- Nhiều mainboard có jumper (cầu nối) để xoá CMOS, nên bạn chỉ cần ngắt điện rồi nối hai chân này lại (nhớ xem sách hướng dẫn hay các ghi chú trên mainboard để tránh nối sai jumper, vì rất nguy hiểm).
Chú ý: Đối với loại mainboard có jumper xoá mật khẩu và xoá CMOS riêng, bạn bắt buộc phải xoá mật khẩu trước rồi mới xoá các thông tin khác.
- Có Mainboard xoá CMOS bằng cách bấm và giữ phím f hay h hay j trong thời gian khởi động máy.
Hai loại mật khẩu trong BIOS Setup
Đối với loại BIOS chia ra hai xác lập mật khẩu riêng cho Supervisor và User, bạn nên chú ý một đặc điểm là nếu bạn nhập mật khẩu của người dùng (user) khi vào BIOS Setup, màn hình của BIOS sẽ thiếu một số chức năng hay việc hiển thị sẽ không đầy đủ như khi bạn nhập mật khẩu (của supervisor). Do khi vào BIOS Setup chương trình chỉ yêu cầu bạn nhập mật khẩu mà không thông báo rõ là “Supervisor” hay “User” nên đặc điểm này có thể khiến nhiều người lầm tưởng là BIOS bị hỏng.
BIOS bị hỏng sau khi nâng cấp
Khi nâng cấp BIOS, nếu nửa chừng bị cúp điện hay chương trình cập nhật BIOS không chính xác sẽ làm hỏng BIOS và máy tính không thể khởi động được nữa. Bạn không có cách nào khắc phục ngoài cách đem ra cho thợ chuyên nghiệp phục hồi lại BIOS.
Tuy vậy, nếu bạn là người thích “vọc” và can đảm, e-CHÍP xin bày cho bạn một cách tự làm như sau:
- Chuẩn bị đĩa mềm khởi động có đúng chương trình cập nhật cho BIOS.
- Tìm một mainboard bất kỳ cùng đời CPU và cho phép cập nhật BIOS (không cần cùng hiệu hay cùng BIOS) đang khởi động tốt.
- Sau khi khởi động bằng đĩa mềm đã chuẩn bị, cẩn thận gỡ CMOS ra khỏi mainboard (trước khi khởi động bạn có thể “nhóm” CMOS lên cho dể tháo gỡ). Gắn CMOS đã bị hỏng vào rồi chạy chương trình cập nhật BIOS như bình thường.
- Tắt máy và trả các CMOS về đúng mainboard.
- Khởi động máy lại như bình thường.
Chú ý: Khi tháo hay gắn CMOS, bạn phải nhớ vị trí chân số một vì rất dễ gắn ngược đầu CMOS nếu sơ ý.
Pin nuôi CMOS hết?
Thông thường khi pin nuôi CMOS hết, máy vẫn có thể khởi động được nhưng bạn phải vào BIOS Setup để xác lập lại các thông số cần thiết. Tuy nhiên, có một số mainboard của nhiều hãng sản xuất không thể khởi động được khi hết pin nuôi CMOS. Trường hợp này có thể khiến các kỹ thuật viên chưa từng trải dễ kết luận nhầm là “hư mainboard”.

Không có nhận xét nào: